Nước nhiễm phèn là gì?

Nguồn gốc, tác hại và cách xử lý nước nhiễm phèn?

Nước là nguyên liệu cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các tác nhân tự nhiên và do con người gây nên ảnh hưởng to lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng. Một trong các ô nhiễm thường gặp phải đó là nước sông ngòi và nước giếng khoan bị nhiễm phèn. Vậy nước nhiễm phèn là gì? Nước nhiễm phèn có đặc điểm, tác hại và cách xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Khái niệm: nước nhiễm phèn là gì?

Trước hết phèn được định nghĩa là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các Anion Sunfat SO4-2 (cũng có thể là Anion Selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của một hoặc hai kim loại có hoá trị khác nhau. Công thức chung của phèn là Mx(SO4)y.nH2O (gọi là phèn đơn) hoặc MIMIII(SO4)2.12H2O (gọi là phèn kép) trong đó MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Cr3+… Một số loại phèn cụ thể hay gặp nhất là phèn nhôm và phèn sắt.

2. Nguồn gốc và tác hại của nước phèn

Dựa vào khái niện nước nhiễm phèn, tác hại lớn và ảnh hưởng nhất đến từ nước nhiễm phèn sắt (Fe) và mangan (Mn). Trong khi đó phèn nhôm lại có tác dụng trong việc làm trong nguồn nước nhiễm bẩn bởi chất rắn lơ lửng.

Trong nước ngầm, sắt và mangan thường tồn tại cùng nhau ở dạng ion hóa trị II trong các muối hòa tan như Bicacbonat, Sunfat, Clorua,…Hàm lượng sắt thường cao khoảng hơn 2mg/l và phân bố không đồng đều ở các lớp trầm tích sâu tùy thuộc tính chất thổ nhưỡng. Trong nước mặt thì sắt lại tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất của ion hóa trị III và dễ dàng chuyển hóa sang dạng keo tụ, huyền phù làm cho nước có nhiều cặn bẩn lơ lửng màu vàng.

Một số biểu hiện và tác hại của nước nhiễm sắt và mangan đã được nghiên cứu và công bố như sau :

Khi trong nước có chứa hàm lượng sắt và mangan cao, lớn hơn giới hạn cho phép, nước có mùi tanh, vị chua chua se se do đặc trưng tính axit của muối phèn sẽ làm giảm chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy khi nước bị nhiễm phèn thì phải tiến hành xử lý khử phèn, loại bỏ sắt và mangan xuống nồng độ hòa tan trong nước ở mức nhỏ hơn 0.1mg/l và 0.05mg/l.

3. Những cách xử lý nước nhiễm phèn

Việc xử lý để loại bỏ tình trạng nhiễm phèn trong nguồn nước hiện nay phần lớn đều dựa vào tính chất dễ bị oxy hóa và kết tủa của ion: chuyển hóa dạng ion sắt hóa trị II tan tốt trong nước thành dạng không tan ở hóa trị III, lọc bỏ kết tủa và mangan hóa trị II về dạng hóa trị III, IV.

Một số lưu ý quan trọng trong việc tối ưu hóa loại bỏ sắt và mangan như sau :

Dưới đây là một số phương pháp đang được áp dụng hiện nay để xử lý nước nhiễm phèn, loại bỏ sắt và mangan.

3.1 Phương pháp oxy hóa trực tiếp

Từ tính chất oxy hóa nước nhiễm phèn để chuyển hóa các ion kim loại sắt và mangan từ dạng hòa tan về dạng dễ kết tủa, việc sử dụng các tác nhân oxy hóa đã được nghiên cứu và lựa chọn. Ngoài oxy phân tử ra, các chất oxy hóa hoá học khác có thể được sử dụng như clo, thuốc tím kali permanganat, ozon,…với đặc điểm vượt trội ở tốc độ phản ứng oxy hóa nhanh hơn.

Quá trình oxy hóa sắt cần chỉ trao đổi điện tử và thủy phân tạo kết tủa do đó phản ứng xảy ra nhanh. Tốc độ phản ứng này nhanh nên thường diễn biến trước quá trình oxy hóa mangan.

4Fe2+ + 10H2O + O2 →  4Fe(OH)3 ↓ + 2H+

Mn2+  +  O3 + H2O → MnO2 ↓ + O2  + 2H+

8Mn2+ + 2MnO4- + 7H2O → 5Mn2O3 ↓ + 14H+

3Mn2+ + 2MnO4- + 2H2O → 5MnO2 ↓ + 4H+

Sử dụng các tác nhân oxy hóa  sẽ oxy hóa sắt và mangan trong nước nhiễm phèn để tạo thành các hạt không tan có thể dễ dàng được lọc từ nước. Các hạt này sẽ tích tụ trên bộ lọc theo thời gian và phải được loại bỏ khỏi nước sau một thời gian nhất định trong đó bộ lọc cát được sử dụng rộng rãi cho việc loại bỏ sắt và mangan do thiết kế đơn giản và phương tiện lọc lâu dài.

Ưu điểm

Nhược điểm

3.2 Phương pháp kết tủa

Dựa trên tính chất không tan của một số gốc muối sắt và mangan, việc sử dụng tác nhân làm kết tủa ion sắt II và mangan II có thể được áp dụng trong việc loại bỏ trong nước nhiễm phèn mà phổ biến nhất là kết tủa muối cacbonat.

Tác nhân và phản ứng tạo kết tủa diễn ra như sau:

Fe2+  + CO32-   → FeCO3 ↓

Mn2+  + CO32-   → MnCO3 ↓

Ngoài việc sử dụng các muối vô cơ carbonat tan như Na2CO3, dung dịch canxi cacbonat hòa tan, các dung dịch kiềm tính như NaOH, sữa vôi cũng có thể áp dụng kèm thêm sục khí để tăng hiệu quả phản ứng.

3.3 Phương pháp sử dụng vật liệu lọc hấp phụ

Hiện nay phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong việc xử lý không chỉ nước nhiễm phèn mà ở các nguồn nước nhiễm kim loại riêng biệt. Về cơ bản, các vật liệu lọc hấp phụ được sản xuất có khả năng xúc tác, đẩy nhanh quá trình oxi hóa khử Fe2+  thành Fe3+, Mn2+ thành Mn4+  tạo dạng kết tủa đồng thời hấp phụ các chất kết tủa này lên bề mặt vật liệu lọc, sau đó sẽ hoàn nguyên bằng cơ chế rửa ngược.

Phương pháp này cũng đòi hỏi pH của nước đầu vào đạt yêu cầu ≥ 7,0 thế oxy hóa khử > 700mV ( đối với yêu cầu khử mangan). Bản chất vật liệu lọc hấp phụ có khả năng oxy hóa này là hạt vật liệu được bọc chất oxy hóa như KMnO4, MnO2,…

Một số loại vật liệu lọc hấp phụ sử dụng để loại bỏ sắt và mangan như: cát mangan, manganese greensand, hạt birm, hạt filox,…

Ưu điểm

Nhược điểm

3.4 Phương pháp sinh học

Trong một số trường hợp, nhiều vi khuẩn sẽ sử dụng oxy không khí để oxy hóa sắt và mangan trong nước nhiễm phèn theo nguyên lý sinh học trong môi trường hiếu khí. Đối với các vi khuẩn, quá trình oxy hóa là do hoạt động của một enzyme nội bào, ion kim loại hòa tan sẽ được hấp phụ trên bề mặt của màng tế bào sau đó nó sẽ được oxy hóa qua enzym, phèn sẽ được tập trung trong một vỏ bao quanh tế bào hoặc nhóm tế bào.

Điều kiện để xúc tác cho quá trình oxy hóa sinh học cần thiết yêu cầu môi trường pH lớn hơn 7,5 và đạt độ bão hòa oxy hòa tan. Những phản ứng này được gây ra bởi các vi khuẩn dị dưỡng với số lượng lớn trong môi trường tự nhiên đặc biệt là nước ngầm và trầm tích.

Một số loại vi khuẩn có khả năng xử lý như :

+ Sắt: Leptothrix, Crenothrix (Cr. Polyspora), Clonothrix, Siderocapsa, Ferrobacillus, Sideromonas, Thiobacillus ferro-oxydans,…

+ Mangan: Pseudomonas (Ps. manganoxydans), Metallogenium (M. personatum, M. symbioticum), Leptothrix, Hyphomicrobium (H. vulgare).

Ưu điểm

Nhược điểm

3.5 Phương pháp trao đổi ion

Nguyên lý của phương pháp này là dùng các vật liệu trao đổi cationit để trao đổi ion Na, K với ion sắt và Mn có trong nước nhiễm phèn.

2[K]-Na + Fe2+ → [K2]-Fe + 2 Na+

2[K]-Na + Mn2+ → [K2]-Mn + 2 Na+

Các ion kim loại sắt và mangan sẽ bị giữ lại trong vật liệu trao đổi ion và trả lại một lượng ion Na+ cho nước sau lọc do đó sau một khoảng thời gian nhất định cần tiến hành hoàn nguyên lại ion cho vật liệu trao đổi ion bằng nước muối.

Ưu điểm

Nhược điểm

Nước nhiễm phèn hay phần lớn chứa thành phần sắt và mangan sẽ làm quần áo ố vàng, các dụng cụ vật chứa bị ố bám cặn đen đặc biệt dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất đó là nước có mùi tanh hôi, vị kim loại gây khó chịu trong đời sống. Để có nguồn nước sạch trong sinh hoạt cũng như ăn uống và không bị nhiễm các thành phần độc tố, cần phải có phương pháp xử lý triệt để tình trạng nước nhiễm phèn và là yếu tố hàng đầu trong xử lý nước sạch trước khi sử dụng cho sinh hoạt.

Với nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm thành công, hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm phèn khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cũng như đặc điểm nguồn nước khác nhau có thể lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc sử dụng các quá trình tự nhiên, như sục khí và lọc đa phương tiện, kết hợp các phương pháp để có hiệu quả và có những lợi ích đáng kể về mặt hoạt động và chi phí. Ngoài ra khi kết hợp hay sử dụng riêng lẻ từng phương pháp để hệ thống vận hành thành công, phải cân nhắc cẩn thận để xem xét thiết kế cho từng nguồn nước.